Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một tính năng an toàn không thể thiếu trên hầu hết những dòng xe hơi hiện nay. Sự ra đời của ABS trong ngành công nghiệp xe hơi được coi là một trong những bước phát triển mang tính cách mạng nhằm đảm bảo an toàn cho người lái.
Hệ thống chống bó cứng phanh trên ô tô mang đến khả năng vận hành an toàn và vượt trội hơn. Ảnh: Monty Rakusen/Getty Images
Hệ thống ABS có tên gọi đầy đủ là Anti-lock Braking System, là một tính năng an toàn chủ động được trang bị cho nhiều dòng xe nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra trong quá trình vận hành. Hiểu một cách đơn giản, hệ thống ABS sẽ sử dụng các thiết bị điện tử nhằm ngăn chặn hiện tượng bó cứng phanh xảy ra trên ô tô, đặc biệt là khi đạp phanh gấp.
Ban đầu, ABS thường chỉ xuất hiện trên các loại máy bay như một thiết bị an toàn tiêu chuẩn. Sau đó, khi nhận thấy ứng dụng quan trọng của ABS, vào năm 1958, hệ thống này lần đầu chính thức được trang bị trên ô tô. Theo Luật EU, hệ thống chống bó cứng phanh là một trong những tính năng bắt buộc trang bị trên tất cả các dòng xe hơi được sản xuất kể từ năm 2004 về sau.
Hệ thống ABS sẽ hoạt động dựa trên các cảm biến điện tử trung tâm (ECU) để nhận biết một hoặc nhiều bánh xe hiện đang trong tình trạng bó cứng khi người lái đạp phanh. Cụ thể, khi thực hiện thao tác phanh, ECU sẽ theo dõi tốc độ quay của toàn bộ bánh xe. Nếu một bánh xe quay chậm hơn hẳn và xuất hiện hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ thực hiện điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh, qua đó loại bỏ khả năng lốp trượt dài trên đường.
Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này, ABS sẽ có cấu tạo gồm một máy tính, các cảm biến tốc độ trên bánh xe hoặc bộ vi sai và hệ thống các van thủy lực. Các bộ phận này sẽ phối hợp nhịp nhàng trong quá trình vận hành, giúp người lái duy trì kiểm soát xe, đặc biệt là trong tình huống phanh gấp đột ngột.
Trong trường hợp xe không có hệ thống ABS, khi thực hiện phanh và một trong các bánh rơi vào tình trạng bó cứng, xe sẽ bị trượt dài trên đường. Khi ấy, độ bám đường của xe sẽ giảm xuống thấp hơn mức tiêu chuẩn, gây ra tình trạng mất kiểm soát và có thể khiến hành khách gặp phải các tình huống nguy hiểm.
Không thể phủ nhận rằng ABS giúp cải thiện đáng kể hiệu suất của hệ thống phanh trên xe hơi. Nhiều cuộc thử nghiệm đã được thực hiện và chỉ ra rằng một chiếc xe với hệ thống phanh ABS sẽ có khoảng cách phanh ngắn hơn so với một chiếc xe tương tự không có ABS.
Hệ thống ABS hỗ trợ người lái kiểm soát chiếc xe trong những tình huống khẩn cấp. Ảnh: motoringjunction.com
Không chỉ vậy, với hệ thống chống bó cứng phanh trên xe ô tô, sự an toàn của người lái sẽ được tăng cường hơn nữa trên mọi cung đường. Trong những tình huống đạp phanh gấp, ABS sẽ đảm bảo hệ thống phanh vẫn hoạt động một cách ổn định và chiếc xe vẫn nằm trong tầm kiểm soát của người cầm lái.
Trên hầu hết các dòng xe hơi hiện nay, người lái có thể tùy chọn thao tác bật/tắt tính năng ABS. Do đó, để đảm bảo an toàn, điều đầu tiên cần lưu ý trước khi khởi động xe chính là kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống ABS. Việc này nhằm đảm bảo mang đến những giây phút lái xe an toàn và ổn định nhất, hãy luôn duy trì thao tác này thành thói quen mỗi khi lên xe.
Khi đã bật ABS, người lái có thể yên tâm tham gia giao thông mà không cần đắn đo quá nhiều mỗi khi đạp phanh gấp. Bởi vì, hệ thống chống bó cứng phanh sẽ tự động kích hoạt trong những tình huống khẩn cấp, đảm bảo phanh trên các bánh xe không bị bó cứng. Do đó, hãy đạp phanh một cách dứt khoát mà không cần phải thực hiện thao tác nhấp/nhả.
Sau một khoảng thời gian sử dụng, ABS cũng đòi hỏi chủ nhân chiếc xe cần phải thực hiện sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ. Trong đó cần chú ý đến cảm biến tốc độ - bộ phận quan trọng nhất trong mỗi hệ thống ABS, có chức năng đảm bảo các thông tin cảm biến được truyền đến một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, do vị trí lắp đặt ở các hốc bánh xe, nên cảm biến tốc độ là bộ phận nhanh chóng bám bụi bẩn nhất. Điều này đòi hỏi việc vệ sinh định kỳ nhằm chắc chắn rằng hệ thống ABS sẽ hoạt động một cách ổn định.
Hiện nay, hầu hết các dòng sản phẩm của VinFast đều nhận được hệ thống chống bó cứng phanh ABS tiêu chuẩn, bao gồm VinFast Lux SA2.0, Lux A2.0, President và Fadil. Đây là điều hoàn toàn hiển nhiên, bởi lẽ với tư cách là một thương hiệu xe hơi đầu tiên của Việt Nam, trang bị ABS trên dòng sản phẩm của mình sẽ càng củng cố hơn nữa vị thế của VinFast trên thị trường quốc tế.
Các công nghệ an toàn tiêu chuẩn trên Lux SA2.0 hứa hẹn mang đến những trải nghiệm lái thú vị và ưu việt
Với sự có mặt của hệ thống chống bó cứng phanh ABS, các mẫu xe hơi của VinFast đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế và thể hiện được sự vượt trội của mình trong hầu hết các tình huống khi tham gia giao thông. Bên cạnh việc ngăn chặn tình trạng bó cứng phanh, ABS còn cho phép chiếc xe có khả năng đánh lái chính xác vượt vật cản trong suốt quá trình đạp phanh.
ABS giúp ngăn chặn tình trạng bó cứng phanh và tăng cường hiệu suất của hệ thống phanh trên xe hơi VinFast
Nhờ hệ thống ABS cùng loạt công nghệ an toàn tiêu chuẩn khác mà Lux SA2.0 cùng Lux A2.0 đã xuất sắc đạt chứng nhận an toàn 5 sao với tổng điểm lần lượt là 84,46/100 và 88,15/100 của ASEAN NCAP. Trong khi đó, mẫu xe cỡ nhỏ hạng A VinFast Fadil cũng vinh dự giành được chứng nhận an toàn 4 sao từ ASEAN NCAP. Điều này góp phần chứng tỏ vị thế của thương hiệu xe hơi Việt trên thị trường quốc tế.
VinFast Lux SA2.0 hiện là một trong những mẫu xe dẫn đầu phân khúc SUV hạng sang cỡ trung tại thị trường Việt Nam. Với nền tảng từ thương hiệu BMW của Đức cùng nhiều công nghệ an toàn vượt trội, Lux SA2.0 trở thành một lựa chọn rất đáng cân nhắc đối với mọi đối tượng khách hàng.
Khách hàng có thể tìm hiểu thêm về VinFast Lux SA 2.0 và đăng kí lái để trải nghiệm khả năng vận hành đầy ấn tượng của mẫu SUV đẳng cấp này.
Không tìm thấy bài viết